Bạn có biết người Ai Cập cổ đại sử dụng cây tầm ma đốt để điều trị viêm khớp và giảm đau lưng!
Cây tầm ma là gì?
Cây tầm ma – một loại cây bụi xuất xứ từ Bắc Âu và Châu Á có tên khoa học là Urtica dioica. Chúng xuất hiện và được con người ứng dụng rộng rãi từ thời Hy Lạp cổ đại.
Cây tầm ma cao không quá 1 mét. Thân cây được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ và cứng tiết ra chất gây đau rát khi chạm vào. Lá nhỏ có dạng hình trái tim, viền xung quanh là răng cưa. Hoa tầm ma có màu vàng hoặc hồng, nở nhiều từ tháng 6 đến tháng 9.
Lá, thân hoặc rễ của cây tầm ma có thể được nghiền nát và làm thành bột, cồn thuốc, trà,… Tầm ma được sử dụng như một loại thuốc thảo dược.
Ở thời Hy Lạp cổ đại, chúng được dùng như một vị thuốc lợi tiểu và nhuận tràng. Trong khi người Ai Cập cổ đại sử dụng cây tầm ma đốt để điều trị viêm khớp và giảm đau lưng.
Tham khảo bài viết “Mận tươi và mận khô: Giải pháp cho mẹ bầu và trẻ bị táo bón” Tại đây!
Giá trị dinh dưỡng
Lá và rễ cây tầm ma cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bao gồm:
- Vitamin: Vitamin A, C và K, cũng như một số vitamin B
- Khoáng chất: Canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali và natri
- Chất béo: Axit linoleic, axit linolenic, axit palmitic, axit stearic và axit oleic
- Axit amin: Tất cả các axit amin thiết yếu
- Polyphenol: Kaempferol, quercetin, axit caffeic, coumarin và các flavonoid khác
- Sắc tố: Beta-caroten, lutein, luteoxanthin và các carotenoid khác
Nhiều chất dinh dưỡng trong số này hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Các gốc tự do là một trong số nguyên nhân gây ra lão hóa, ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ cây tầm ma có thể làm tăng mức độ chống oxy hóa trong máu. Đặc biệt, hàm lượng sắt của chúng sẽ giúp ích cho người bị thiếu máu và thiếu dinh dưỡng.
Tham khảo bài viết “7 Lợi ích sức khỏe từ Bột Cacao có thể bạn chưa biết” Tại đây!
Lợi ích sức khỏe từ Cây Tầm Ma
1. Hỗ trợ giảm viêm khớp
Cây tầm ma chứa nhiều hợp chất có thể làm giảm viêm .
Trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm, cây tầm ma làm giảm mức độ của nhiều loại hormone gây viêm bằng cách can thiệp vào quá trình sản xuất của chúng.
Trong các nghiên cứu trên người, thoa kem cây tầm ma hoặc bổ sung các sản phẩm từ cây tầm ma có tác dụng làm giảm các tình trạng viêm như viêm khớp.
Tham khảo bài viết “7 Lợi ích sức khỏe được kiểm chứng của “Sữa Gạo”” Tại đây!
2. Điều trị u xơ tiền liệt tuyến
U xơ tiền liệt tuyến (BPH) là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới trung niên và cao niên. Gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
Theo đánh giá ban đầu của các bác sĩ, cây tầm ma khi kết hợp chung với một số loại thảo dược khác, có khả năng kiểm soát và ức chế bệnh u xơ tuyến tiền liệt trong giai đoạn đầu. Vì chúng chứa một số thành phần có thể tác động đến hormone gây bệnh.
Ngoài ra, một Nghiên cứu năm 2005 cho thấy cây tầm ma giúp cải thiện việc đi tiểu cho những người bị BPH.
Ngoài u xơ tuyến tiền liệt, lá cây tầm ma còn sử dụng điều trị các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tham khảo bài viết “Đậu lăng – Thực phẩm ngăn ngừa ung thư và các vấn đề tim mạch lành mạnh” Tại đây!
3. Giúp giảm huyết áp
Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra bệnh tim và đột quỵ.
Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm chứng minh rằng, cây tầm ma có thể giúp giảm huyết áp.
Chúng có thể kích thích sản xuất oxit nitric – làm giãn nở các mạch máu, giúp kiểm soát sự lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Oxit nitric có thể làm giảm khối xơ vữa và tiểu huyết cầu, ngăn chặn các khối máu vón cục thiết lập, làm tăng cường lưu thông máu tự do khắp cơ thể.
Trong các nghiên cứu trên động vật, cây tầm ma được chứng minh là làm giảm mức huyết áp trong khi tăng cường khả năng chống oxy hóa của tim.
Tham khảo bài viết “Một nắm hạnh nhân – khoảng 28g – chứa 1/8 nhu cầu protein trong ngày của bạn !” Tại đây!
4. Ngăn rụng tóc
Cây tầm ma chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa như carotenoids, flavonoids và vitamin C. Do đó tình trạng rụng tóc của bạn có thể được giảm thiểu đáng kể bằng cách nấu nước cây tầm ma và xả lên tóc. Chúng còn kích thích tóc mọc nhiều, mềm mượt, óng ả và chắc khỏe hơn từng ngày.
Tham khảo bài viết “Dầu dừa – Không cần đến salon, tóc vẫn chắc khỏe bóng mượt” Tại đây!
5. Một số lợi ích sức khỏe khác
Cây tầm ma cũng mang lại những lợi ích sức khỏe tiềm năng khác như:
- Cầm máu: Các loại thuốc có chiết xuất từ cây tầm ma có tác dụng làm giảm chảy máu quá mức, đặc biệt là sau khi phẫu thuật.
- Tăng cường sức khỏe gan: Các đặc tính chống oxy hóa của cây tầm ma có thể bảo vệ gan của bạn khỏi bị tổn thương bởi độc tố, kim loại nặng và chứng viêm.
- Thuốc lợi tiểu tự nhiên: Giúp cơ thể thải bớt muối và nước dư thừa. Do đó làm giảm huyết áp tạm thời.
- Chữa lành vết thương và vết bỏng: Bôi kem cây tầm ma có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và bỏng.
Một số lưu ý
Cây tầm ma an toàn với hầu hết người trưởng thành, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Phụ nữ đang mang thai không nên dùng cây tầm ma hoặc uống trà cây tầm ma.
- Chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh cây tầm ma an toàn với trẻ dưới 12 tuổi. Hãy cân nhắc khi bổ sung chúng cho trẻ.
Các sản phẩm từ cây tầm ma có thể ảnh hưởng tích cực hoặc gây phẩn ứng xấu với một số loại thuốc.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cây tầm ma khi đang sử dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu
- Chất gây ức chế ACE
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc chẹn canxi
- Thuốc điều trị bệnh tiểu đường
- Thuốc ảnh hưởng đến nồng độ estrogen
Tham khảo bài viết “5 Loại hạt mẹ bầu được khuyên dùng trong suốt thai kì” Tại đây!
Lời kết
Các loại chiết suất từ cây tầm ma sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Chúng là nguồn cung dồi dào gồm sắt, vitamin C và chất chống oxy hóa.
Bổ sung cây tầm ma cách khoa học như một cách tăng cường sức khỏe. Cơ thể bạn sẽ tốt lên từng ngày!
Bài viết trên đã giúp bạn giải thích nguồn gốc, lợi ích và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm từ cây tầm ma. Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Đừng quên địa chỉ mua sản phẩm hữu cơ uy tín tại Oma Mart bạn nhé!
Lưu ý: tất cả bài viết của Oma chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ.