Gia vị thảo mộc giúp những món ăn thêm ngon lành, lại lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Thậm chí, một số trong chúng có thể hỗ trợ trong việc chống lại bệnh ung thư!
Rất lâu trước khi có y học hiện đại, người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng nhiều loại gia vị và thảo mộc để chữa bệnh. Nghệ tây, quế, thì là, rau mùi và một số thảo mộc khác giúp điều trị các cơn sốt, đau nhức,…
Khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra nhiều loại gia vị thảo mộc thực sự mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể!
Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu lợi ích sức khỏe tiềm năng từ top 8 loại gia vị thảo mộc lành mạnh.
Tham khảo bài viết “Cơn sốt nước uống “Green smoothie” là gì? Lợi ích sức khỏe từ “Green smoothie” bạn không nên bỏ qua” Tại đây!
Lợi ích sức khỏe tiềm năng từ gia vị thảo mộc
1. Hương thảo – ngăn ngừa dị ứng và nghẹt mũi
Axit rosmarinic – một thành phần hoạt tính trong hương thảo được chứng minh là ngăn chặn biểu hiện của dị ứng và nghẹt mũi.
Trong một nghiên cứu với 29 người tham gia, với cả 2 liều 50 và 200 mg axit rosmarinic đều có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Tham khảo bài viết “Đậu lăng – Thực phẩm ngăn ngừa ung thư và các vấn đề tim mạch lành mạnh” Tại đây!
2. Gừng – điều trị buồn nôn và tính chống viêm
Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng, sử dụng từ 1 gram gừng trở lên giúp điều trị chứng buồn nôn do ốm nghén, hóa trị liệu và say sóng.
Gừng cũng có đặc tính chống viêm mạnh và giảm đau.
Một nghiên cứu trên các đối tượng có nguy cơ bị ung thư ruột kết cho thấy, 2 gam chiết xuất gừng mỗi ngày làm giảm các dấu hiệu viêm ruột.
Tham khảo bài viết “Cây tầm ma là gì? Nguồn gốc, lợi ích và những lưu ý khi sử dụng” Tại đây!
3. Tỏi – chống lại cảm lạnh và cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong lịch sử cổ đại, tỏi được sử dụng như một loại dược liệu vì các đặc tính chữa bệnh của chúng.
Allicin – hợp chất tạo ra mùi đặc trưng của tỏi giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc đem lại lợi ích sức khỏe của loại gia vị thảo mộc này.
Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, bổ sung thêm tỏi vào chế độ ăn sẽ giúp bạn phần nảo giải quyết tình trạng này.
Bên cạnh đó, tỏi còn được chứng minh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Đối với những người có cholesterol cao, ăn tỏi làm giảm lượng cholesterol “xấu” khoảng 10-15%.
Các nghiên cứu trên người cũng chỉ ra rằng, tỏi giúp giảm đáng kể huyết áp ở những người bị huyết áp cao.
4. Thì là Ai Cập – giảm cân, giảm cholesterol và giảm căng thẳng
Thì là Ai Cập được chứng minh là có lợi cho việc giảm cân, giảm cholesterol và giảm căng thẳng.
Thảo mộc này cũng là nguồn chất chống oxy hóa tiềm năng và giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn hiệu quả.
Tham khảo bài viết “Đậu hũ non từ Đậu Gà cho bé ăn dặm – thơm ngon lại tiết kiệm thời gian cho mẹ yêu !” Tại đây!
5. Ớt Cayenne – giảm cảm giác thèm ăn và chống lại ung thư
Ớt cayenne là một loại gia vị được sử dụng trong các món ăn có hương vị cay.
Thành phần hoạt chất trong ớt cayenne là capsaicin giúp làm giảm sự thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo.
1 gam ớt này vào bữa ăn làm giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo ở những người không thường xuyên ăn ớt.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy capsaicin có thể chống lại một số loại ung thư, như ung thư phổi, gan và tuyến tiền liệt.
Tham khảo bài viết “Tại sao ớt Cayenne được coi là vị vua của các loại thảo dược” Tại đây!
6. Nghệ – chống viêm và chống oxy hóa
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, nghệ có thể đem lại lợi ích chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống ký sinh trùng.
Trong đó, đặc tính nổi bật của nghệ phải kể đến là tính chống viêm và chống oxy hóa.
Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nghệ giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa và giảm nguy cơ hình thành các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các vấn đề tim mạch và ung thư.
Tham khảo bài viết “Chỉ dùng Muối Hồng Himalaya nấu ăn – Bạn đang bỏ lỡ nhiều công dụng của loại muối này!” Tại đây!
7. Bạc hà Âu – giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Ở Châu Âu và Châu Á, trước khi y học hiện đại ra đời, bạc hà Âu được sử dụng như một loại dược liệu vì tác dụng làm mát, kháng khuẩn và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh dầu bạc hà Âu có thể giúp kiểm soát cơn đau do hội chứng ruột kích thích. Chúng giúp thư giãn các cơ trơn trong ruột kết, giúp giảm đau khi đi tiêu và giảm đầy hơi chướng bụng.
Trong một nghiên cứu trên 1.100 phụ nữ đang chuyển dạ, liệu pháp tinh dầu bạc hà làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn. Và được chứng minh là làm giảm buồn nôn sau khi phẫu thuật và sinh mổ.
Tham khảo bài viết “Lời khuyên cho mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!” Tại đây!
8. Bột quế – chống viêm, chống ung thư và điều trị bệnh tiểu đường
Cinnamaldehyde, hợp chất chính đem lại những lợi ích sức khỏe của bột quế.
Bột quế có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại chứng viêm, làm giảm cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
Tác dụng của bột quế trong việc điều trị bệnh tiểu đường là công dụng nổi bật nhất. Quế làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình phân hủy carbs trong đường tiêu hóa và cải thiện độ nhạy của insulin.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói từ 10-29% ở bệnh nhân tiểu đường. Liều lượng khuyến cáo cho tác dụng này là 1 đến 6 gram thìa cà phê bột quế mỗi ngày.
Tham khảo bài viết “Bột quế: Hữu ích cho bệnh nhân thoái hóa thần kinh và nhiều công dụng khác” Tại đây!
Lời kết
Gia vị & Nguyên liệu nấu ăn Lá hương thảo hữu cơ (Rosemary Leaves) Jackie’s Kitchen 28,3g
Trên đây là một số loại gia vị thảo mộc nên có trong tủ bếp của bạn!
Một chút gia vị trong các món ăn vừa tăng hương vị, giúp kích thích vị giác, lại tốt cho sức khỏe của bạn.
Đừng quên địa chỉ mua sản phẩm hữu cơ uy tín tại Oma Mart bạn nhé!
Lưu ý: tất cả bài viết của Oma chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ.