Sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng tiêu dùng thông minh của người Việt. Trong một xã hội tràn lan các sản phẩm không đảm bảo an toàn như hiện nay, hàng giả – hàng nhái rất nhiều thì người tiêu dùng nên biết được các tiêu chuẩn hữu cơ để có thể mua được sản phẩm chất lượng tốt nhất đem lại sức khỏe và hạnh phúc cho mình và gia đình.
Dưới đây là một số tiêu chuẩn hữu cơ thịnh hành tại các nước phát triển:
United Stated Department of Agriculture
– Ban hành năm 2005 bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ quy định tiêu chuẩn cho mỗi cơ sở sản xuất hay chế biến kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại Mỹ. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa ≥ 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến.
– Phạm vi áp dụng:
+ Cây trồng hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận rằng các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
+ Chăn nuôi hữu cơ: Không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần.
+ Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.
Ecocert
– Tổ chức kiểm tra và chứng nhận hữu cơ nổi tiếng thế giới do hội đồng các nhà nông học Pháp thành lập năm 1991 nhằm thiết lập các tiêu chuẩn và chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Năm 2002 , Ecocert đưa ra các tiêu chuẩn cho mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ, theo đó các thành phần phải là nguyên liệu tái tạo được và bao bì phải tự phân hủy hay tái chế được.
– Để đạt được chứng nhận này, các loại mỹ phẩm hữu cơ phải có ít nhất 95% các thành phần có nguồn gốc thực vật, ít nhất 10% thành phần có nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ. Còn các loại mỹ phẩm tự nhiên phải có 50% thành phần hữu cơ, ít nhất 5% thành phần có nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ.
– Tổ chức kiểm soát khoảng 70% của ngành nông nghiệp thực phẩm hữu cơ ở Pháp và 30% trên toàn thế giới.
EU Ogarnic Bio
Chứng nhận đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn được quy định trong Quy định số 834/2007 của Uỷ Ban Liên Minh Châu Âu ngày 28/06/2007 liên quan đến quy trình sản xuất hữu cơ và phương thức in dán nhãn label lên bao bì sản phẩm được chứng nhận hữu cơ.
Australian Certified Organic
– Được thành lập năm 1987 bởi chính phủ Úc. Các sản phẩm được chứng nhận Australian Certified Organic chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ, 5% thành phần còn lại phải là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên và nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại.
– Tiêu chuẩn kiểm soát quy trình trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông, quy trình chế biến của nhà sản xuất và việc kinh doanh sản phẩm hữu cơ.
Japanese Agricultural Standards
– Tiêu chuẩn hữu cơ JAS được chứng nhận và thuộc quyền quản lý của Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật. Trong đó có quy định về tiêu chí cho các sản phẩm, nhãn mác tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng.
– JAS bao gồm 2 phần: Hệ thống JAS và Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng.
– Danh sách sản phẩm được điều chỉnh bởi tiêu chuẩn JAS:
+ Đồ uống
+ Thực phẩm chế biến
+ Dầu ăn, mỡ
+ Các nông lâm thủy sản chế biến
Bio Siegel
– Kể từ năm 2001 mọi thực phẩm có nguồn gốc canh tác hữu cơ có quyền in label Bio Siegel lên bao bì.
– Chú thích: Canh tác hữu cơ là phương pháp canh tác trên nền tảng canh tác tự nhiên ngày xưa nhưng có sự kiểm soát, tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học. Ví dụ: Việc cung cấp dưỡng chất cho cây trồng (phân bón): áp dụng phân bón hữu cơ sinh học (chiết xuất 100% từ nguồn gốc thiên nhiên: trùn đất, cá, rong tảo…), với mục đích đảm bảo tối thiểu dưỡng chất cho cây trồng phát triển.
Vegan
– Tổ chức ăn chay đầu tiên trên thế giới được thành lập vào tháng 11 năm 1994, Birmingham, Angliya, Anh. Chứng nhận thuần chay được quản lý bởi The Vegan Awareness Foundation (thành lập vào năm 1995).
– Các sản phẩm được chứng nhận thuần chay phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Không chứa thịt, cá, gia cầm, sản phẩm động vật (bao gồm lụa hoặc thuốc nhuộm từ côn trùng), trứng hoặc các sản phẩm trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, mật ong hoặc các sản phẩm từ mật ong.
+ Không có thử nghiệm động vật trên các thành phần hoặc thành phẩm của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc nhóm độc lập.
+ Chứng minh rằng các thành phần trong sản xuất không sử dụng của nhà cung cấp sản phẩm động vật.
+ Các nguyên liệu sử dụng để sản xuất hoặc thành phẩm không chứa loài vật có nguồn gốc biến đổi gen.
Gluten free
Khởi nguồn từ lý do sức khoẻ vì gluten là nguyên nhân gây nên bệnh celiac do đường ruột không dung nạp được chất này. Bệnh celia không thể chữa được có thể dẫn đến tử vong. Cách duy nhất để phòng bệnh là tránh tất cả các thức ăn có chứa gluten. Những sản phẩm dán nhãn này giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Eco Garantie
– Được thành lập năm 2005, Ecogarantie® là chứng nhận cho các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, các sản phẩm sinh thái lành mạnh cũng như đem lại sự phát triển cho xã hội và nền kinh tế. Các sản phẩm đã đạt chứng nhận này sẽ được kiểm tra mỗi năm một lần, bao gồm mỹ phẩm và các sản phẩm tẩy rửa.
– Logo Ecogarantie® có thể sử dụng cho:
+ Mỹ phẩm
+ Dung dịch giặt rửa và làm sạch
+ Làm mát không khí
+ Muối biển
Bioland organic farming
– Bioland là hiệp hội lớn nhất của Đức chuyên về canh tác hữu cơ được thành lập năm 1971 dựa trên các quy định về nông nghiệp hữu cơ của Quy định số 2092/91 của EU. Nó hướng dẫn các thành viên trực thuộc hiệp hội về cách sản xuất, chế biến hữu cơ và kiểm soát dán nhãn lên sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, sự tương tác theo mặt pháp lý giữa các thành viên hiệp hội và đối tác của họ theo tiêu chuẩn.
– Phạm vi áp dụng:
+ Rượu, bia
+ Sản phẩm thịt, trứng, sữa
+ Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc
+ Men và sản phẩm men
+ Mật ong và chất làm ngọt
Còn rất nhiều các chứng nhận của các nước sẽ được cập nhật tiếp…