Đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh trong quá trình mang thai. Lại tốt cho sự phát triển của trẻ trong tương lai!
Không có công thức hoặc phương pháp hoàn hảo cho tất cả mọi người để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nhưng bạn có thể cân nhắc một số lưu ý về dinh dưỡng trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn quan trọng này.
Cùng Oma tìm hiểu bạn nhé!
Tham khảo bài viết “5 Loại hạt mẹ bầu được khuyên dùng trong suốt thai kì” Tại đây!
Một số vấn đề về sức khỏe mẹ bầu có thể gặp phải và cách khắc phục
1. Táo bón
Progesterone là một hormone steroid nội sinh trong quá trình mang thai. Có tác dụng ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
Nhưng progesterone cũng là một trong số nguyên nhân gây táo bón cho mẹ bầu. Nồng độ progesterone tăng cao sẽ gây ức chế motilin – một loại hormone kích thích nhu động cơ trơn của ruột.
Do đó mẹ bầu chú ý đến chế độ ăn uống cần giàu chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng này.
Tham khảo bài viết “Mận tươi và mận khô: Giải pháp cho mẹ bầu và trẻ bị táo bón” Tại đây!
2. Buồn nôn và nôn
Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng, thậm chí buồn nôn và nôn xuất hiện nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu của thai kỳ.
Một số cách để mẹ bầu vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn là bổ sung vitamin tổng hợp và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Mẹ bầu có thể bổ sung một số thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu hóa như: bánh quy, chuối, táo, trà an thai,…Kết hợp sử dụng các chế phẩm từ gừng thật như trà gừng, kẹo gừng.
Tham khảo bài viết “Cách nấu nui, mì ống chẳng bé nào chê, mẹ cần ghi lại!” Tại đây!
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng không hiếm gặp ở mẹ bầu. Gây đến nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện vấn đề này. Trước mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên uống một chút nước. Tránh ăn các đồ chiên cay nóng, nhiều chất béo, trái cây chứa nhiều vitamin C, thuốc lá, rượu bia, cà phê.
Bạn cũng nên giữ tư thế đứng sau bữa ăn và không nằm hoặc ngủ ngay sau ăn. Nằm cao đầu hoặc đặt gối dưới vai cũng giúp hạn chế được chứng trào ngược.
Tham khảo bài viết “Một nắm hạnh nhân – khoảng 28g – chứa 1/8 nhu cầu protein trong ngày của bạn !” Tại đây!
Mẹ bầu nên có chế độ ăn như thế nào?
Phụ nữ mang thai cần ăn đa dạng và đủ chất. Đặc biệt là ở các tháng cuối của thai kỳ, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ và dự trữ năng lượng tạo sữa nuôi con sau này.
Chế độ ăn của mẹ bầu cần đặc biệt chứa đủ các chất: chất đạm, chất béo, một số vitamin và khoáng chất.
Tham khảo bài viết “Ăn hạt Chia ngon miệng – Oma mách bạn 4 công thức cực đơn giản!” Tại đây!
Chất đạm
Chất đạm giúp hình thành và phát triển thai nhi một cách khỏe mạnh. Giúp mẹ bầu có đủ đủ năng lượng, tránh mệt mỏi, căng thẳng, stress trong suốt thai kỳ.
Nhu cầu chất đạm cho mẹ bầu tăng 15g/ngày cho 6 tháng đầu và 18g/ngày cho 3 tháng cuối.
Nguồn chất đạm tốt
- Từ thực vật: đậu phụ, đậu nành, đậu lăng, các loại hạt và bơ hạt.
- Từ động vật: thịt gà, cá, bò hoặc trứng.
Chất béo
Chất béo đóng một vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, nhất là axit béo không bão hòa đa như omega-3.
Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa bao gồm:
- Cá béo, như cá hồi, cá hồi vân và cá trích
- Hạt lanh và hạt hướng dương
- Hạt óc chó
Vitamin và các khoáng chất cần thiết
- Vitamin A: Các thực phẩm tự nhiên như trứng, sữa, gan…Hay nguồn caroten (Tiền chất của vitamin A khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A) bao gồm các loại rau có màu xanh, rau dền, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, gấc, bí đỏ…
- Vitamin D: Tăng cường lượng vitamin D bằng cách tắm nắng, ăn các thực phẩm giàu vitamin D như cá, bơ, trứng, sữa hoặc uống viên bổ sung vitamin D.
- Vitamin B1: Gạo (không xay xát quá kỹ), ngũ cốc, lúa mạch và các loại hạt họ đậu.
- Vitamin B2: Thịt động vật, sữa, các loại rau, đậu,…
- Vitamin C: Các loại rau xanh và quả chính như bưởi, cam, chanh, ổi, xoài… Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm viên uống tổng hợp có chứa vitamin C.
- Vitamin B9 (Acid folic): Gan, rau cải có màu xanh đậm, mầm lúa mì, men, lòng đỏ trứng, nước cam.
- Canxi: Canxi có nhiều trong tôm, cua, sữa, cá, đậu, phomai. Ngoài việc bổ sung canxi qua chế độ ăn, sữa hoặc các viên uống canxi cũng là nguồn canxi tốt cho mẹ bầu.
- Sắt: Trong thịt, cá, lòng đỏ trứng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu, rau có lá màu xanh đậm, bí ngô, phủ tạng động vật và đặc biệt là tiết.
- Iốt: Các thức ăn từ biển như cá,cua, tôm, sò, rong biển… Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần sử dụng thêm muối iot để bổ sung đủ iốt.
- Kẽm: Nhiều trong tôm cua, sò ốc, hàu, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Tham khảo bài viết “5 Loại hạt mẹ bầu được khuyên dùng trong suốt thai kì” Tại đây!
Thực phẩm bà bầu nên hạn chế ăn
- Các loại cá và thịt chưa được nấu chín, thịt sống/tái, thịt nguội, thịt xông khói.
- Trứng sống.
- Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ và cá kiếm.
- Caffeine, rượu, các chất kích thích khác.
- Chất ngọt nhân tạo như Saccharin, Stevia, Cyclamate, Sucralose, Aspartame.
- Sữa chưa tiệt trùng, phô mai.
Tham khảo bài viết “Tốt cho da và tóc là chưa đủ khi nói về lợi ích của Mè Đen – Hạt tuy nhỏ nhưng có võ!” Tại đây!
Lời kết
Đậu, hạt & trái cây khô
Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ tăng nhiều so với trước khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết nên bổ sung gì và nên tránh loại thực phẩm nào.
Mẹ đừng quá lo lắng và hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan trong giai đoạn quan trọng này bạn nhé.
Trên đây là một số lời khuyên cho mẹ bầu về chế độ ăn, hi vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Đừng quên địa chỉ mua sản phẩm hữu cơ uy tín tại Oma Mart bạn nhé!
Lưu ý: tất cả bài viết của Oma chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ.